Trong đó, tổng cộng thặng dư vốn cổ phần được hình thành qua các đợt tăng vốn điều kệ đang ghi nhận gần 3.264 tỷ đồng. Như vậy, dùng hết thặng dư trên thì HAGL sẽ giảm tương ứng hơn 3.200 tỷ đồng lỗ luỹ kế.
HĐQT Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) vừa thông báo về việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản nhằm thông qua phương án sử dụng thặng dư vốn cổ phần để xử lý lỗ lũy kế.
Theo HAGL, căn cứ tình hình lỗ lũy kế và nguồn thặng dư vốn cổ phần được thể hiện trên báo cáo tài chính tổng hợp năm 2020 đã kiểm toán, HĐQT ĐHĐCĐ xem xét và cho ý kiến về phương án sử dụng thặng dư vốn cổ phần để xử lý lỗ lũy kế.
Hiện trạng lỗ luỹ kế theo ghi nhận của HAGL tính đến thời điểm 31/12/2020:
+ Vốn điều lệ 9.275 tỷ đồng,
+ Vốn chủ sở hữu đạt 6.139 tỷ đồng,
+ Lỗ lũy kế 6.678 tỷ đồng.
Trong đó, tổng cộng thặng dư vốn cổ phần được hình thành qua các đợt tăng vốn điều kệ đang ghi nhận gần 3.264 tỷ đồng. Như vậy, dùng hết thặng dư trên thì HAGL sẽ giảm tương ứng hơn 3.200 tỷ đồng lỗ luỹ kế.
Về kinh doanh, hiện tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại nhiều địa phương với tốc độ lây lan nhanh và mạnh, do đó HĐQT tạm hoãn việc tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2021, nhằm đảo bảo an toàn.
Bầu Đức theo đó đã gửi tâm thư cho cổ đông, cập nhật một số chi tiết về tình hình kinh doanh. Cụ thể:
+ Ngành chăn nuôi: Dự kiến cuối năm 2021 Tập đoàn sẽ hoàn thiện toàn bộ hệ thống chuồng trại để sẵn sàng cho năm 2022 triển khai nuôi 15.000 heo nái sinh sản và 300.000 heo thịt xuất chuồng mỗi năm.
+ Ngành cây ăn trái: HAGL sẽ đầu tư duy trì khoảng 10.000 ha trồng cây các loại, gồm chuối và một số loại khác. Riêng chuối, tại thời điểm này HAGL đã cơ bản đầu tư trồng hoàn thiện được 5.000 ha tại Việt Nam, Lào, Campuchia. Dự kiến, năng suất thu hoạch chuối bình quân từ năm 2022 sẽ đạt 50 tấn/ha.
Định hướng của Công ty là tập trung hai ngành chủ lực nêu trên, đồng thời cũng duy trì một số ngành nghề phụ trợ khác để tận dụng lợi thế về nguyên vật liệu sản xuất.
Về việc tái cơ cấu tài chính, hiện Công ty cho biết đã hoàn thành về cơ bản. Theo đó, tình hình nợ của HAGL đã giảm đáng kể.
Hiện, Công ty chỉ còn chủ yếu khoản nợ trái phiếu tại BIDV, trong đó HAGL đã có kế hoạch thanh lý một số tài sản không tạo ra lợi nhuận tập trung thu hồi nợ từ các bên liên quan và sử dụng dòng tiền thu được từ HĐ SXKD để hoàn tất nợ trái phiếu này trước cuối năm 2025.
Ghi nhận trên BCTC hợp nhất quý 2/2021, nửa đầu năm HAGL đã giảm được gần 10.000 tỷ dư nợ vay. Trong đó, tổng dư nợ vay tính đến thời điểm 30/6/2021 còn 8.279 tỷ đồng, tức giảm đến 10.000 tỷ đồng so với đầu năm. Đặc biệt, dư nợ vay ngắn hạn giảm mạnh từ 8.772 tỷ xuống còn 1.485 tỷ. Dư nợ vay dài hạn cũng giảm đáng kể từ 9.330 tỷ xuống còn hơn 6.794 tỷ đồng.
Theo: Cafef